Learning Together (Tiếng Việt)
Single Hero
Hội Thảo Learning Together là hội thảo thường niên do trường Quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội (UNIS Hà Nội) tổ chức miễn phí nhằm kết nối các nhà giáo dục, giáo viên trong nước và quốc tế.
Hội thảo Learning Together năm nay sẽ được tổ chức theo hình thực trực tiếp tại trường UNIS Hà Nội và trực tuyến vào Thứ Bảy ngày 11 tháng 3 năm 2023. Chương trình sẽ bao gồm các chủ đề thảo luận và chuyên đề cho tất cả các cấp học từ Mầm non đến Trung học Phổ thông.
Với chủ điểm 'Cảm hứng từ tương lai', Hội thảo Learning Together 2023 muốn khơi nguồn cảm hứng cho những đồng nghiệp của chúng tôi và nhà giáo tại Việt Nam, khuyến khích tiếp cận phương pháp giáo dục thực hành, chia sẻ những kinh nghiệm hỗ trợ ý kiến của học sinh. Năm nay cũng là năm đầu tiên mà Ban Tổ chức quyết định đưa chủ điểm lãnh đạo thành một nội dung chính của Hội thảo, nhằm hỗ trợ Ban giám hiệu của các trường và các phòng ban trong trường trong công tác quản lý.
Trí tuệ: Nội dung tập trung vào chủ đề dạy và học ở các cấp khác nhau từ mẫu giáo tới phổ thông trung học
Trái tim: Nội dung tập trung và chủ đề phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc của học sinh, trao quyền cho học sinh lựa chọn và lãnh đạo
Thực hành: Nội dung tập trung vào giáo dục thực hành, trải nghiệm, tích hợp các hoạt động cộng đồng/xã hội vào trường học, phương pháp dạy và học trong giáo dục trải nghiệm.
Tất cả các nội dung tại Hội thảo Learning Together 2023 sẽ được truyền tải bằng tiếng Việt hoặc bản dịch tiếng Việt.
Diễn giả
DIỄN GIẢ CHÍNH
MINH LÊ
Minh Lê là tác giả đạt giải thưởng cho nhiều cuốn sách thiếu nhi bao gồm Cùng Vẽ (Drawn Together) đạt Giải thưởng Văn học Người Mỹ gốc Châu Á/Thái Bình Dương 2019, Thang máy (Lift) được đề cử Giải thưởng Eisner, Chiến binh Đèn lồng xanh: Kế thừa di sản (Green Lantern: Legacy), và những cuốn khác. Anh có một số dự án sắp tới bao gồm Bông sen cho bạn (A Lotus for You), cuốn sách ảnh nói về tiểu sử của Thích Nhất Hạnh, thiền sư Phật giáo nổi tiếng thế giới và người được đề cử giải Nobel Hòa bình. Ngoài việc viết sách, anh còn làm việc với tư cách là một chuyên gia quốc gia về chính sách mầm non, là giảng viên của chương trình Thạc sĩ Mỹ thuật Hamline (MFA) về Viết cho Trẻ em và Thanh niên, là thành viên hội đồng quản trị của We Need Diverse Books. Minh đã viết bài cho một số hãng tin nổi tiếng của Mỹ bao gồm NPR, The Huffington Post và New York Times.
CÁC DIỄN GIẢ
- ANNA KMIEC
- ANDREA FLEMING
- Britton Riehm
- Brycen Davis
- Cáp Thị Phượng
- CAROLYN JEZIORSKI
- Celina Aggarwal
- Daniel Brewster
- DARREN RADU
- ĐINH THỊ AN HÀ
- Elena Cistoldi
- Elizabeth Murray
- EMMA SILVA
- EMILY GOODRUM
- GARY GRAY
- HOÀNG THỊ NGA
- Jane Gibbons
- Jeanette Laureno
- JEFF LEPPARD
- JILL LADRETTI
- JOSHUA SMITH
- John Andrew Cunningham II
- KAY STRENIO
- Laura England
- LÊ THỊ DIỆP
- MAGGIE MAGOWAN
- Margaux Chazara
- MEGAN BRAZIL
- MELANIE CASUL
- MORGAN DOBROSKI
- Nathan Smith
- Nitasha Crishna
- Nguyễn Kim Phụng
- Nguyễn Ngọc Trâm
- NGUYỄN PHƯƠNG ANH
- NGUYỄN THỊ HẰNG
- Nguyễn Thị Hồng Lam
- NGUYỄN THỊ THANH NHÀN
- NGUYỄN THỊ THU HẰNG
- Nguyễn Thị Thu Hương
- PHẠM THU NGỌC
- SARAH THAWLEY
- STEPHAN ANAGNOST
- TANAY NAIK
- Ton van der Velden
- TÔ THỊ HOAN
- Trần Kim Dung
- TRẦN THỊ BÍCH NGỌC
- Trần Thị Hồng Hà
- Trần Thị Thu
- Trần Thị Thu Dung
- TRẦN THỊ THẢO NGUYÊN
- TRIỆU THỊ THANH HUYỀN
- VICKI WILSON-JIWATRAM
- WENDY TORAL
ANNA KMIEC
Anna Kmiec là giáo viên Tiểu học quốc tế hơn 10 năm qua. Chị đã làm việc với tư cách là giáo viên tiểu học và giáo viên dạy môn ngoại ngữ tiếng Anh (EAL), đồng thời là Điều phối viên về Văn học và EAL. Anna đã từng làm việc tại Canada, Ba Lan, Anh, Đức, Ý, Bỉ và giờ là Việt Nam. Chị đã sinh sống tại một vài quốc gia khi còn nhỏ và luôn quan tâm đến cách thức hoạt động của ngôn ngữ. Niềm đam mê của Anna là tiếng nói và sự lựa chọn của học sinh, trò chuyện và tạo ra một cộng đồng học tập hợp tác. Trong thời gian rảnh rỗi, Anna thích đạp xe và đọc sách.
ANDREA FLEMING
Andrea Fleming là một giáo viên hỗ trợ tư vấn/tâm lý cho học sinh trung học tại trường UNIS Hà Nội và năm nay là năm thứ 26 chị làm việc ở nước ngoài. Chị đã tham gia giảng dạy và hỗ trợtư vấn/tâm lý tại tám trường quốc tế và làm việc hơn mười năm trong lĩnh vực tâm lí trị liệu. Sau khi hoàn thành hai bằng Thạc sĩ về Giáo dục Trung học và Tư vấn Quốc tế, Andrea đã nhận được Chứng chỉ về Trị liệu Hành vi Nhận thức và đặt được chứng chỉ giáo viên Chánh niệm (mindfulness certified teacher). Chị yêu thích phát triển nhận thức của học sinh về tính linh hoạt thần kinh của bộ não, quản lý mức độ căng thẳng, tăng khả năng chịu đựng và tăng cường sức khỏe toàn diện cho học sinh.
Britton Riehm
Brycen Davis
Brycen Davis đến từ Washington, D.C. của Hoa Kỳ và lớn lên tại các trường quốc tế giống như hầu hết các học sinh của mình. Anh giảng dạy về công nghệ giáo dục và kỹ năng tư duy thiết kế trong 15 năm qua. Anh cũng có 10 năm kinh nghiệm trong ngành thiết kế đồ họa và web cho các công ty như The Yellow Pages và HERSHEY's Chocolate. Brycen hiện đang theo đuổi cách sử dụng công nghệ hiệu quả hơn để cá nhân hóa trải nghiệm của học sinh. Anh quan tâm đến việc nghiên cứu và tạo mẫu nền tảng AI/học tập thích ứng để giúp hiện thực hóa chương trình giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm hơn.
Cáp Thị Phượng
Cáp Thị Phượng có hơn 15 năm kinh nghiệm vừa là giáo viên đứng lớp vừa là trợ giảng. Trong bốn năm qua, Phượng là Trợ giảng lớp 1 tại Trường Quốc tế Liên hợp quốc Hà Nội, nơi chị đã có nhiều cơ hội tuyệt vời để làm việc với các nhóm học sinh cũng như người lớn. Bằng cấp cao nhất của chị là Chứng chỉ Thạc sĩ Ngôn ngữ Anh.
CAROLYN JEZIORSKI
Carolyn Jeziorski đã làm việc trong lĩnh vực giáo dục ở Mỹ và quốc tế hơn 25 năm. Chị đã từng là giáo viên đứng lớp, giám đốc đào tạo và hiện chị làm ở thư viện. Carolyn tâm huyết tìm cách để học sinh yêu thích sách và đọc sách. Khi không đọc sách, chị thích chạy bộ, đi du lịch và chơi với những chú chó của mình.
Celina Aggarwal
Daniel Brewster
Daniel Brewster là giáo viên tiểu học trong 13 năm qua. Anh học về kịch và đã từng dạy môn kịch trước đây. Anh rất hứng thú với phương pháp học vận động và thấy việc xây dựng và duy trì một tập thể có tính cộng đồng cao là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc giảng dạy tại lớp học. Chuyên đề thảo luận của anh sẽ đưa ra gợi ý về một số trò chơi cho học sinh vừa giúp phát triển các kĩ năng xã hội và kĩ năng biểu đạt cảm xúc.
DARREN RADU
Darren Radu đã có nhiều năm kinh nghiệm làm quản lí và dạy lớp 4. Anh có mối quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng một môi trường học tập an toàn; những cách giảng bài hấp dẫn và hiệu quả; khả năng thấu hiểu hành vi của học sinh. Darren cũng là một người có niềm yêu thích vô tận với môn Toán và luôn đồng hành cùng học sinh trong việc khám phá và giải bài tập mang tính thực tế.
ĐINH THỊ AN HÀ
Elena Cistoldi
Elena Cistoldi hiện đang làm việc tại ISHCMC Việt Nam với tư cách là Điều phối viên Hỗ trợ Học tập. Elena đến từ Ý nhưng kể từ năm 1998, cô đã làm việc hướng tới các hoạt động hòa nhập và hành trình học tập cá nhân hóa trên khắp thế giới bao gồm Anh, Bồ Đào Nha, Bangladesh, Thái Lan và Việt Nam.
Trong 15 năm qua, Elena đã lãnh đạo các nhóm đa văn hóa nhằm phát triển các chương trình hỗ trợ học sinh trong khuôn khổ chương trình giảng dạy IB và các chương trình giảng dạy sửa đổi. Elena là một nhà giáo dục đầy nhiệt huyết, người tin rằng tất cả học sinh có thể đạt được thành tích cao nhất khi các em tham gia vào các trải nghiệm học tập phù hợp và có ý nghĩa, đồng thời tất cả giáo viên có thể là người hỗ trợ hiệu quả khi họ chia sẻ phương pháp hay và học hỏi lẫn nhau.
Elena có bằng Thạc sĩ Giáo dục về Đa dạng và Hòa nhập, Thạc sĩ Khoa học về Bảo vệ Môi trường Biển, Bằng Cử nhân Khoa học Tự nhiên. Niềm đam mê khoa học đã giúp Elena theo đuổi hành trình suốt đời tìm hiểu các phương pháp hay nhất và cách tiếp cận theo định hướng giải pháp đối với các thách thức.
Elizabeth Murray
Elizabeth Murray là giáo viên tại trường Quốc tế Liên hợp quốc trong 14 năm qua. Elizabeth đến từ Hoa Kỳ, nơi chị phát triển niềm đam mê dạy và học toán. Trong năm năm qua, chị giảng dạy ở vị trí Huấn luyện viên dạy Toán cho Trường Tiểu học. Trong vai trò này, chị hỗ trợ giáo viên khám phá cách dạy và học toán để tất cả học sinh đều có thể tiếp cận với việc học toán ở trình độ cao nhất.
EMMA SILVA
EMILY GOODRUM
Emily Goodrum người tiên phong trong lĩnh vực giáo dục bền vững, đã làm việc tại UNIS từ năm 2018. Chị đến Việt Nam sau khi giảng dạy tại Úc, Anh, Ấn Độ và CHDCND Lào. Emily nỗ lực một cộng đồng lớp học, nơi học sinh học hỏi thông qua khám phá, thử nghiệm ý tưởng và xem lỗi lầm là bước đệm trên con đường dẫn đến hiểu biết.
GARY GRAY
Gary Gray Jr. là một nhà giáo dục và tác giả quốc tế đến từ cộng đồng Da đen lớn nhất ở Canada, Preston, Nova Scotia. Anh đã giảng dạy quốc tế hơn 10 năm và hiện đang là giáo viên lớp 3 tại Trường Liên Hợp Quốc, Hà Nội, Việt Nam. Năm 2021, Gary nhận được hợp đồng viết sách đầu tiên tại HarperCollins. Lần xuất bản đầu tiên của anh ấy được ấn định vào tháng 9 năm 2023. Anh ấy có bằng Thạc sĩ về Sư phạm Tiểu học chuyên ngành Giảng dạy đáp ứng Văn hóa. Khi không ở trong lớp học hay kể chuyện, anh ấy đi chơi với gia đình, vẽ hay đi du lịch cùng vợ - cũng là một nhà giáo.
HOÀNG THỊ NGA
Jane Gibbons
Jane Gibbons là nhà giáo dục giàu kinh nghiệm với hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy tại các Trường Công lập và Quốc tế về Tâm lý học và Nhân văn. Jane tập trung vào việc lấy học sinh làm trung tâm thông qua việc cung cấp trải nghiệm học tập nơi học sinh phát triển các kỹ năng cần thiết để tiếng nói của họ được lắng nghe và trở thành người học suốt đời.
Jeanette Laureno
Jeanette Laureno là Giáo viên Hỗ trợ Học tập tại ISHCMC (Trường Trung học) - lĩnh vực mà Jeanette đam mê. Sau khi hoàn thành MEDI tại Úc, Jeanette mong muốn tiếp tục hành trình học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm của mình với những người khác. Jeanette đã may mắn được giảng dạy tại một số trường học ở Úc và Campuchia.
JEFF LEPPARD
JILL LADRETTI
Jill Ladretti yêu thích hỗ trợ học sinh trong việc gợi mở khả năng đọc viết. Cô đã từng dạy Tiểu học, Trung học cơ sở, và người lớn ở Hoa Kì, Ghana, Nhật Bản và Việt Nam. Cô có bằng Thạc sĩ giáo dục quốc tế với chuyên ngành Giảng dạy Tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung ( EAL ). Hiện tại Jill đang là giáo viên EAL cho khối 1 tại trường UNIS Hà Nội.
JOSHUA SMITH
Joshua Smith là phó hiệu trưởng kiêm phụ trách chương trình giảng dạy tiểu học tại UNIS Hà Nội. Anh đã làm việc tại một số trường ở Anh, Thụy Sĩ, Ả Rập Xê Út và Indonesia trước khi chuyển đến Việt Nam. Joshua đã làm việc để thiết lập các kết nối giữa các Mục tiêu Phát triển Bền vững và các chương trình ngoại khóa kể từ khi các mục tiêu này được đưa ra vào năm 2015. Anh liên tục tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nhà giáo dục khác để trao quyền cho học sinh và hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện hành động đích thực cho các vấn đề mà họ đam mê.
John Andrew Cunningham II
Từ năm 1993, John Andrew Cunningham là chuyên gia giáo dục và người dẫn chương trình tại Singapore, Trung Quốc, Philippines, Mỹ, Canada và Việt Nam, v.v. để giúp giáo viên và trẻ em nghĩ thông minh, hành động thông minh, nói thông minh.
1988: Cử nhân Nghệ thuật, Quốc tế học Cao đẳng Whittier, California, Hoa Kỳ
1992: Chứng chỉ Sau Đại học về Giảng dạy, Đại học Canterbury Tân Tây Lan
1992, Giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (TESL), Đại học Cambridge Tân Tây Lan
1995: Chứng chỉ Giảng dạy Thanh thiếu niên, Học viện Âm nhạc và Nghệ thuật Sân khấu Luân Đôn, Singapore
1995 - 2023: Huấn luyện viên được Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia Singapore phê chuẩn
2023: Giảng viên được Bộ Giáo dục Singapore phê duyệt
KAY STRENIO
Kay Strenio-Anagnost nhận được chứng chỉ giảng dạy và bắt đầu sự nghiệp giảng dạy đầu tiên ở Los Angeles, California vào năm 1996 và sau đó là ở Serbia, Áo, Curacao và Ghana. Chị có bằng Cử nhân Ngôn ngữ học của Đại học Texas và bằng Thạc sĩ về Lãnh đạo Giáo dục của Đại học New Jersey. Kay là giáo viên cho chương trình song ngữ tiếng Tây Ban Nha/tiếng Anh trước khi chuyển ra nước ngoài. Sau khi có trải nghiệm làm việc tại trươ, Kay tiếp tục tìm hiểu thêm về chương trình Tú tài quốc tế (IB) để trở thành Điều phối viên PYP. Chị đã từng làm Điều phối viên PYP tại Belgrade, Accra và Hà Nội.
Laura England
LÊ THỊ DIỆP
MAGGIE MAGOWAN
Maggie Magowan giảng dạy chương trình tiểu học hơn 10 năm tại nhiều quốc gia (Rumani, Indonesia và Việt Nam). Hiện tại, chị dạy lớp 1 tại trường UNIS Hanoi. Maggie luôn cam kết đảm bảo sự tự chủ của người học và đã nhận được nhiều lời khen ngợi cho các phương pháp tiếp cận sáng tạo trong lớp học, bao gồm cả ứng dụng công nghệ được trình bày tại hội thảo này. Maggie có bằng Thạc sĩ giáo dục của Đại học Melbourne.
Margaux Chazara
MEGAN BRAZIL
MELANIE CASUL
Melanie Casul làm việc tại RMIT Việt Nam với tư cách là Cố vấn về Công bằng Giáo dục và An sinh tại văn phòng Hiệu trưởng. Nhóm của chúng tôi hỗ trợ và tạo cơ hội bình đẳng cho học sinh khuyết tật, bệnh dài hạn và/hoặc tình trạng sức khỏe tâm thần và người chăm sóc chính của người khuyết tật. Tôi có hơn 25 năm kinh nghiệm với tư cách là giảng viên, chuyên gia học tập & phát triển, chuyên gia truyền thông và nhà sản xuất/người sáng tạo nội dung đa phương tiện. Tôi đã làm việc cho các công ty ở Philippines, Hồng Kông, Indonesia, Thái Lan và Thụy Điển. Tôi đã gọi Việt Nam là quê hương thứ hai của mình từ năm 2008.
MORGAN DOBROSKI
Morgan Dobroski là một giáo viên hỗ trợ tư vấn/tâm lý cho học sinh trung học tại trường UNIS Hà Nội. Tại hội thảo này chị tham gia thuyết trình cùng nhóm All Brains Are Beautiful. Nhóm gồm ba thành viên - hai giáo viên hỗ trợ học tập và một học sinh trung học, ủng hộ về đa dạng thần kinh. Bài thuyết trình về chủ đề hòa nhập với mục tiêu cải thiện nhận thức của cộng đồng về đa dạng hệ thần kinh.
Nathan Smith
Nitasha Crishna
Nitasha Crishna là Phó Hiệu trưởng trường Quốc tế Liên hợp quốc Hà Nội. Nitasha có bằng Cử nhân Văn học Anh, chứng chỉ sau đại học về Giáo dục, và bằng Thạc sỹ về giảng dạy và chương trình giảng dạy. Trước khi đến với UNIS Hà Nội vào năm 2015, Bà Nitasha là Hiệu phó Trường quốc tế Mỹ tại Bombay - Ấn Độ, phụ trách giám sát toàn bộ chương trình của Lớp mẫu giáo bé cho đến lớp 1. Trước khi công tác tại Trường quốc tế Mỹ ở Bombay, Bà Natasha là một giáo viên và điều phối viên chương trình giảng dạy tại Luân Đôn. Bà Nitasha đến từ Ấn Độ.
Nguyễn Kim Phụng
Nguyễn Kim Phụng (Kim) tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội. Chị đang đang làm việc tại Bộ phận Hỗ trợ Học tập của trường Quốc tế Liên Hợp Quốc (cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Kim đồng thời đang làm việc tại các viện khác nhau trong nước và quốc tế. Cùng với một đồng nghiệp, chị đã tổ chức hội thảo nâng cao năng lực cho cho khối trợ giảng tại UNIS Hà Nội. Kim quan tâm tới chủ đề đa dạng hệ trí não và giáo dục hòa nhập. Chị là thành viên của SENIA, một tổ chức hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về đa dạng hệ trí não, chấp nhận sự khác biệt và ủng hộ trẻ em có nhu cầu đặc biệt.
Nguyễn Ngọc Trâm
NGUYỄN PHƯƠNG ANH
NGUYỄN THỊ HẰNG
Nguyễn Thị Hồng Lam
Nguyễn Hồng Lam là giáo viên trợ giảng lớp 1 tại trường Quốc tế Liên hợp quốc Hà Nội. Chị đã công tác tại đây được 18 năm, giảng dạy từ Mẫu giáo đến Lớp 2. Lam yêu thích làm việc tại UNIS Hà Nội. Qua hội thảo này, chị muốn truyền niềm đam mê làm việc và học tập của mình tại UNIS Hà Nội đến các bạn đồng nghiệp thông qua các hoạt động Toán học.
NGUYỄN THỊ THANH NHÀN
Nguyễn Thị Thanh Nhàn có 16 năm kinh nghiệm làm việc tại trường UNIS Hanoi với tư cách trợ giảng môn Công nghệ. Chị hỗ trợ giáo viên, nhân viên và học sinh những người mong muốn nâng cao kĩ năng công nghệ và tích hợp công nghệ. Nhàn tin rằng vai trò của công nghệ rất quan trọng và là yếu tố thành công trong dạy và học.
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
Nguyễn Thị Thu Hằng đã làm việc tại khối Tiểu học, trường UNIS Hà nội hơn 10 năm với tư cách là trợ giảng từ lớp 2-5. Chị coi trọng văn hóa đọc. Vì vậy, việc dạy cho học sinh các phương pháp đọc hiệu quả là vô cùng quan trọng. Chị tin tưởng mạnh mẽ rằng việc dạy trẻ các chiến lược đọc khác nhau không chỉ giúp học sinh hiểu văn bản một cách hiệu quả mà còn giúp học sinh tìm ra những cách mới để khiến việc đọc trở nên dễ tiếp cận và thú vị hơn
Nguyễn Thị Thu Hương
Nguyễn Thị Thu Hương tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội và trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và hiện đang là trợ giảng tại trường Quốc tế Liên hợp quốc Hà Nội. Chị cũng có bằng TESOL của Úc. Với 27 năm kinh nghiệm giảng dạy, trong đó 14 năm tại UNIS Hà Nội, chị đã giảng dạy ở khối Mầm non, khoa Tiếng Anh và trường Tiểu học. Chị hiện là trợ giảng của khối Lớp 5.
PHẠM THU NGỌC
Phạm Thu Ngọc đang làm công tác quản lí chuyên môn cấp Tiểu học tại trường phổ thông liên cấp Olympia. Chị tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm Ngữ Văn, đã trực tiếp tham gia phát triển chương trình nhà trường, đào tạo giáo viên trong các mảng từ chuyên môn đến giáo dục. Chị quan tâm đến việc phát triển môi trường học tập cân bằng và phát triển năng lực sống hạnh phúc của mỗi đứa trẻ. Chị mong muốn chia sẻ những gì cô đã và đang làm đến mọi người.
SARAH THAWLEY
STEPHAN ANAGNOST
Stephan Anagnost đến từ Brooklyn New York. Anh đã làm việc nhiều năm cho Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn và sau đó là Ủy ban gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Đây là năm thứ 16 tôi giảng dạy trong Chương trình tú tài quốc tế. Tôi đã kết hôn với Kay Strenio Anagnost và chúng tôi có một cậu con trai 6 tuổi tên là Aaró.
TANAY NAIK
Tanay Naik hiện là Phó Hiệu trưởng Trung học phụ trách đào tạo tại UNIS Hà Nội. Tanay đã theo học phổ thông tại các trường quốc tế ở Đông Nam Á. Về sự nghiệp, anh đã đảm nhận nhiều vai trò giảng dạy và quản lý tại các trường tư thục ở Toronto, bao gồm Phó Hiệu trưởng, Giám đốc Đào tạo và chủ tịch diễn đàn Thay đổi, một trung tâm học tập trải nghiệm dựa trên cam kết về công bằng và bình đẳng xã hội công việc. Tanay có bằng Cử nhân Danh dự về Lịch sử và Nghiên cứu Phát triển Quốc tế/Kinh tế của Đại học Trent; bằng Thạc sĩ Lịch sử tại Đại học McGill và bằng Cử nhân Giáo dục tại Viện Nghiên cứu Giáo dục Ontario (Đại học Toronto). Anh bắt đầu học Tiến sĩ Giáo dục vào mùa thu năm 2022 tại Đại học Western (Ontario) nơi anh sẽ nghiên cứu tuyển dụng, duy trì và lập kế hoạch kế nhiệm thông qua khuôn khổ tập trung vào bình đẳng trong các Trường Quốc tế.
Ton van der Velden
TÔ THỊ HOAN
Tô Thị Hoan là một chuyên viên tâm lý trường học đã có hơn 9 năm kinh nghiệm thực hành và nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học trường học. Chị được đào tạo về Tâm lý học trường học và có bằng thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng. Tại Olympia, chị tham gia xây dựng chương trình phòng ngừa (bao gồm chương trình giáo dục cảm xúc - xã hội) cho học sinh và làm cố vấn hỗ trợ cho giáo viên và tư vấn cho ban giám hiệu. Chị thực hiện các hoạt động đánh giá tâm lý - giáo dục (sàng lọc và chuyên sâu), can thiệp hỗ trợ nhóm và cá nhân có những khó khăn về cảm xúc, xã hội, hành vi và nhận thức, triển khai các chương trình mindfulness trong trường học nhằm gia tăng chất lượng sức khoẻ tâm thần cho học sinh.
Trần Kim Dung
TRẦN THỊ BÍCH NGỌC
Trần Thị Hồng Hà
Trần Thị Hồng Hà tốt nghiệp trường đại học Hà Nội và đã làm trợ giảng tại trường Quốc tế Liên hợp quốc UNIS Hà Nội được 27 năm. Chị đã tham gia nhiều khóa đào tạo chuyên sâu về giảng dạy toán từ nhiều chuyên gia trên thế giới. Chị thích dạy toán bằng các hoạt động thực tế. Sau một thời gian dài làm việc với trẻ em ở trường tiểu học và Mẫu giáo, Hà nhận thấy tầm quan trọng của những trò chơi và hoạt động này trong quá trình học tập của trẻ và muốn chia sẻ một số công cụ hữu ích với các giáo viên có cùng quan tâm.
Trần Thị Thu
Trần Thị Thu đã công tác tại UNIS Hà Nội được 22 năm và phần lớn thời gian chị làm việc tại khu trường Mầm non ở các khối lớp khác nhau. Thu có niềm đam mê với việc học sớm, đặc biệt là làm phong phú tâm hồn trẻ thơ thông qua các hoạt động vui chơi và trải nghiệm trí óc. Triết lý giảng dạy của riêng chị dựa trên niềm tin rằng trẻ em học hỏi và phát triển tốt nhất khi chúng được trao quyền như những tác nhân tích cực trong việc học của chính chúng. Thu yêu thích làm việc với trẻ Mẫu giáo vì các em có cái nhìn mới mẻ về thế giới!
Trần Thị Thu Dung
TRẦN THỊ THẢO NGUYÊN
Trần Thị Thảo Nguyên đã làm việc tại khối Tiểu học, trường UNIS Hà nội hơn 10 năm với tư cách là trợ giảng từ lớp 2-5. Chị coi trọng văn hóa đọc. Vì vậy, việc dạy cho học sinh các phương pháp đọc hiệu quả là vô cùng quan trọng. Chị tin tưởng mạnh mẽ rằng việc dạy trẻ các chiến lược đọc khác nhau không chỉ giúp học sinh hiểu văn bản một cách hiệu quả mà còn giúp học sinh tìm ra những cách mới để khiến việc đọc trở nên dễ tiếp cận và thú vị hơn.
TRIỆU THỊ THANH HUYỀN
VICKI WILSON-JIWATRAM
WENDY TORAL
Wendy Toral đến từ Ecuador với 18 năm kinh nghiệm giảng dạy tại các trường công lập và tư thục, quốc tế ở Ecuador, Hoa Kỳ, Colombia, Thái Lan và Việt Nam. Chị đã đảm nhiệm các vị trí Giáo viên tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (ESL) cho học sinh khối Mầm non đến Lớp 12, giáo viên chủ nhiệm khối Mẫu giáo đến Lớp 1, trưởng nhóm, chuyên gia dạy chữ và huấn luyện viên, điều phối viên chương trình giảng dạy. Hiện tại Wendy là giáo viên dạy Tiếng Anh như ngôn ngữ bổ sung (EAL) cho khối Mẫu giáo tại UNIS Hà Nội.
Chương trình hội thảo trực tiếp
- 8.30-9.00 - Khai mạc hội thảo
- 9.00-9.15 Chụp ảnh tập thể
- 9:15-10:30 - Phần 1
- 10.30-10.45 Nghỉ giữa giờ
- 10.45-12.00 - Phần 2
- 12.00-13.00 Ăn trưa
- 13.00-14.15 - Phần 3
- 14.15-14.30 Nghỉ giữa giờ
- 14.30-15.45 - Phần 4
8.30-9.00 - Khai mạc hội thảo
9.00-9.15 Chụp ảnh tập thể
9:15-10:30 - Phần 1
Chủ Đề | Diễn giả và Dịch Giả | Nội Dung | Địa Điểm |
---|---|---|---|
Các phương pháp giảng dạy nhằm phát huy hứng thú kể chuyện của học sinh |
Trần Kim Dung |
Tham gia vào hội thảo này, các bạn sẽ cùng tìm hiểu, chia sẻ và tham gia vào các hoạt động khác nhau để giúp học sinh sáng tạo ra những câu chuyện của riêng mình với những nguyên liệu sẵn có. | B9-152 · |
Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của học sinh trong Chương trình Tú tài Quốc tế | Nguyễn Ngọc Trâm | Học sinh tự quyết là thành tố quan trọng trong giáo dục Tú tài Quốc tế (IB) Biểu hiện của tự quyết trong lớp học (từ cấp tiểu học đến THPT). |
B7 - 104 · |
Làm thế nào để học sinh học tạo lập bản sắc cá nhân và phát huy tiềm năng não bộ để thành công |
Andrea Fleming Đỗ Thị |
Trong phần trình bày này, chúng ta sẽ đề cập đến những kiến thức cơ bản về khoa học não bộ và tìm hiểu một số công cụ để sử dụng với cả học sinh nhỏ tuổi và lớn tuổi hơn trong việc quản lý những cảm xúc như căng thẳng và lo lắng, đặt mục tiêu và hỗ trợ học sinh ở trạng thái hiện tại. Cho dù bạn là giáo viên, huấn luyện viên, cố vấn hay phụ huynh, bạn sẽ nhận được những kiến thức hữu ích để giúp học sinh của mình phát triển và xây dựng vốn cá nhân. | B5 - 115 · |
Làm tư liệu về giảng dạy và đưa dạy học qua dự án vào trường mầm non |
Trần Thị Thu |
Các phương thức để bắt đầu một dự án dựa trên hứng thú khám phá học hỏi của trẻ. Bài thuyết trình này sẽ đưa ra cách lấy ý tưởng dự án từ trẻ ở lứa tuổi mầm non và cùng con triển khai dự án dựa trên nhu cầu khám phá học hỏi của các con. Thêm nữa, phương pháp này cũng chỉ ra cách để ghi chép từng bước quá trình làm dự án của các con. | B11 - G18 |
Học toán bằng bảng Số từ 1 - 100 |
Trần Thị Hồng Hà Nguyễn Hồng Lam |
Người tham gia có thể dùng dụng cụ học tập đơn giản như bảng số 100 trong việc dạy và học toán cho chương trình Mẫu giáo đến Lớp 2. | B9 - G40 |
Học tập khái niệm chuyển giao |
Margaux Chazara Jane Gibbons Đặng Phương Mai |
Chủ đề cho cấp Trung học. Học tập khái niệm chuyển giao cung cấp một khuôn khổ và các chiến lược đi kèm để nâng cao trải nghiệm học tập của học sinh, đặt học sinh và các câu hỏi của các em vào trung tâm của việc học. Cách tiếp cận này tập trung vào việc tạo ra các kết nối liên môn, cũng như áp dụng việc học của học sinh vào các tình huống trong thế giới thực và hỗ trợ học sinh hành động. |
B5 - 103 · |
Các chiến lược dạy và học đọc |
Trần Thị Thảo Nguyên Nguyễn Thị Thu Hằng |
Giới thiệu một số biện pháp đọc thực tiễn giúp ích cho các giáo viên Việt Nam. | B9 - 137 · |
Để sách truyện sống động hơn |
Carolyn Jeziorski Nguyễn |
Trong phần thuyết trình này chúng ta sẽ tìm các cách để việc đọc sách trở nên thú vị và tương tác hơn với học sinh bằng cách sử dụng vận động và yoga! Chúng ta sẽ cùng đọc to một quyển sách và tìm các cách để kết hợp yoga và vận động với các câu chuyện khác. | B9 - 112 · |
VEX Robotics |
Brycen Davis Lê |
Hội thảo này sẽ chia sẻ cách sử dụng VEX VR (vr.vex.com) để thu hút học sinh vào một nền tảng viết mã miễn phí và hấp dẫn. Chúng tôi sẽ chia sẻ cách dạy robotics trong lớp học của bạn và xem xét các cách khác để khuyến khích STEM trong giáo dục. | B5 - G30 |
10.30-10.45 Nghỉ giữa giờ
10.45-12.00 - Phần 2
Chủ Đề | Diễn giả và Dịch Giả | Nội Dung | Địa Điểm |
---|---|---|---|
Xây dựng lớp học tư duy trong môn toán |
Nathan Smith Britton Riehm Celina Aggarwal Nguyễn Phương Thảo |
Các giáo viên tham dự sẽ được tìm hiểu cách thức tổ chức không gian lớp học nhằm thiết lập thói quen hợp tác giải quyết vấn đề và củng cố kiến thức trước khi thực hành độc lập cho học sinh. | B5-110 |
ADHD - Chứng tăng động giảm chú ý - ở trường học và ở nhà |
Ton van der Velden Đặng Thanh Hòa |
Người tham gia sẽ có hiểu biết tốt hơn về nghiên cứu mới nhất về ADHD, cách ADHD có thể có biểu hiện như thế nào ở trường (Tiểu học, THCS, THPT) và ở nhà, có cơ hội xây dựng các biện pháp để hỗ trợ tốt hơn những học sinh có ADHD. | B8b - 115 |
Làm thế nào để đọc thông tin như một nhà toán học. |
Elizabeth Murray Đặng Phương Mai |
Sử dụng các qui tắc khác nhau để xây dựng các kỹ năng giải toán | B9-112 · |
Chia sẻ chuyện qua thơ |
Gary Gray Lê Thị Thanh Thủy |
Trong hội thảo này, những người tham gia sẽ tham gia viết thơ để giúp xây dựng các kết nối trong cộng đồng. Họ sẽ học các công cụ viết mới, giúp xây dựng sức chịu đựng khi viết và nuôi dưỡng tình yêu chia sẻ những câu chuyện. Sau phần trình bày này, người tham dự sẽ biết cách làm thơ vui cho mọi người, sử dụng câu chuyện cá nhân để tạo kết nối trong cộng đồng, xây dựng ngân hàng công cụ gồm các động tác thủ công để thêm gia vị cho bài viết của bạn, xem xét lại các ý tưởng hoạt động và học các thủ thuật để xây dựng khả năng viết. |
B9 - 108 · |
Nhập môn về hoà nhập và đa dạng hệ thần kinh |
Nguyễn Sarah Thawley |
Giới thiệu về khái niệm hòa nhập, đa dạng hệ thần kinh và một số gợi ý, điều chỉnh trong lớp học phù hợp với một số khiếm khuyết nhất định trong học tập | B5 - 127 · |
Về dạy học Kiến tạo xã hội (KTXH) - một phương pháp học tập hợp tác và tích cực ở các trường THPT FPT |
Hoàng Thị Nga |
Bài thuyết trình cung cấp lý thuyết cơ bản về dạy học kiến tạo và thực tiễn đang triển khai phương pháp này tại các trường FPT. Trong học tập kiến tạo, học sinh có cơ hội xem xét ý kiến của người khác bằng cách đánh giá cao và điều tra những ý tưởng mới và bài học kinh nghiệm từ bạn bè. Trải nghiệm cá nhân được coi trọng, học sinh nên trân trọng mọi trải nghiệm, học hỏi từ chúng và sẵn sàng chia sẻ với nhóm của họ để cải thiện khả năng nhận thức của họ liên tục. Lớp học KTXH có bản chất hợp tác: ở đây nhấn mạnh vào việc học tập thông qua sự tương tác xã hội dù là xã hội thu nhỏ trong phạm vi nhóm, lớp học. Điều này được thực hiện bằng cách GV thúc đẩy học sinh làm việc theo nhóm để giải quyết các câu hỏi cốt lõi, điều tra và khám phá các chủ đề tình huống để đi đến thảo luận và kết luận. Với công cụ riêng của mình, FPT schools đã triển khai đến kì học thứ 3 và đang đi tới hoàn thiện platform cũng như ngân hàng câu hỏi cho dạy học KTXH. |
B7 - 104 · |
Nhìn đằng sau hành vi: Làm thế nào để cải thiện sự hướng dẫn để tất cả trẻ em có thể học" |
Darren Radu Nguyễn Thị Bình |
Chúng ta sẽ đặt các câu hỏi: Vì sao học sinh cư xử không đúng? Các em đang muốn nói điều gì với chúng ta? Và, là giáo viên chúng ta nên đặt các câu hỏi nào để giải quyết các vấn đề này? |
B9 - 115 |
Cách đưa đời sống thực tế vào vào văn bản: Sử dụng mẫu viết hồ sơ để tăng cường học tập của học sinh. |
Stephan Anagnost Trần Huyền Phương |
Người tham gia sẽ ra về với hiểu biết về cách sử dụng các hoạt động viết và tư duy có thể giúp học sinh có khả năng tiếp cận thích hợp với các khái niệm và vấn đề mang tính quan trọng toàn cầu. | B5 - 101 |
Hội thảo của nhà văn |
Laura England Trần Lê |
Hội thảo này tập trung vào việc tạo ra lớp học trải nghiệm - lớp học lấy học sinh làm trung tâm, giúp học sinh có cơ hội phát triển khả năng viết với tư cách là nhà văn, thông qua mô hình hội thảo của nhà văn. | B5 - 111 |
12.00-13.00 Ăn trưa
13.00-14.15 - Phần 3
Chủ Đề | Diễn giả và Dịch Giả | Nội Dung | Địa Điểm |
---|---|---|---|
Dạy trẻ tạo sơ đồ tư duy |
Nguyễn Phương Anh |
Trẻ đã đươc tiếp cận với việc khám phá thế giới xung quanh thông qua rất nhiều cách, giáo viên cũng thể hiện suy nghĩ, tư duy của trẻ qua rất nhiều biểu đồ, sơ đồ. Để hệ thống hoá kiến thức của trẻ một cách đầy đủ nhất chúng tôi đã dạy trẻ tự tạo sơ đồ tư duy của chính mình! | B8B-117 |
Cân nhắc lại cách dạy toán |
Darren Radu Hoàng Bích Thủy |
Làm cách nào chúng ta có thể thu hút học sinh tham gia trao đổi và suy nghĩ toán học một cách phong phú? Làm cách nào chúng ta có thể đảm bảo học sinh được thử thách để xây dựng hiểu biết sâu sắc? Chúng ta sẽ làm việc với các giáo cụ trực quan và xem xét các cách khác nhau để làm cho toán học sống động trong lớp học của bạn. | B9-115 |
Lãnh đạo bằng cách lắng nghe: Phát triển các kỹ năng để kết nối với người khác |
Jeff Leppard Đinh Thị Lê |
Chúng ta sẽ thực hành tạm ngừng, diễn giải và đặt câu hỏi. | B5 - G30 |
Ghi lại sự phát triển nhận thức bằng cách sử dụng hồ sơ số |
Wendy Toral Nguyễn Thúy Hằng |
Trong buổi thuyết trình này, chúng ta sẽ thảo luận về tầm quan trọng của việc thúc đẩy phát triển các kỹ năng nhận thức ở học sinh. Chúng ta sẽ xem xét cách ghi lại sự phát triển của học sinh bằng việc sử dụng hồ sơ số và nói về các phương pháp hiện tại cũng như tương lai để thực hiện quá trình này. | B11 - G12 |
Phương pháp học bằng trải nghiệm |
Elena Cistoldi Jeanette Laureno Đặng Thanh Hoa |
Người tham gia sẽ hiểu và áp dụng Phương pháp học bằng trải nghiệm (Experimental Learning Cycle) trong việc giảng dạy trong trường phổ thông (Cấp 2 và 3). Chúng ta sẽ tìm hiểu về tính ứng dụng của chương trình 'dạy bơi tích hợp' nhằm khích lệ việc học, việc tự điều chỉnh cá nhân và những kĩ năng trong giao tiếp. | B8b - 115 |
Khám phá các cơ hội trải nghiệm cho học sinh tại UNIS Hà Nội |
Emma Silva Đinh Thị An Hà |
Chủ đề cho cấp Trung học. Cùng tham gia "tour dã ngoại" quanh khuôn viên trường UNIS Hà Nội để được giới thiệu và tìm hiểu thêm về các cơ hội học tập mà UNIS Hà Nội có thể mang đến cho học sinh các trường địa phương. Những nguồn học liệu được hình thành qua các dự án đóng góp thiện nguyện của cộng đồng trường được sử dụng như một bảo tàng, thư viện "sống" để phục vụ cho việc dạy và học: |
B7 - 104 |
Một số hình thức kể chuyện giúp trẻ hứng thú với hoạt động phát triển ngôn ngữ |
Triệu Thị |
1. Ổn định: Chơi trò chơi "Xúc xắc câu hỏi" 2. Tiến trình: - Giới thiệu về ý nghĩa và ích lợi của việc kể chuyện giúp cho trẻ mầm non phát triển ngôn ngữ. - Chia sẻ một số hình hình thức kể chuyện: + Kể chuyện với những bạn rối + Kể chuyện âm nhạc + Kể chuyện sáng tạo 3. Kết thúc |
B8b - 118 |
Lập trình viên nhí |
Neal Clark Nguyễn Thị |
Kể chuyện qua ngôn ngữ lập trình Scratch JR | B9 - G16 |
Thu hút trí óc và trái tim thông qua môi trường lớp học |
Maggie Magowan Hoa Hồng Nhung |
Môi trường lớp học có thể trở nên phong phú và hiệu quả hơn khi ghi lại tếng nói và tư liệu quá trình học của học sinh. Tham gia hội thảo để tìm hiểu ý nghĩa của vệc 'ghi lại tiếng nói và tư liệu quá trình học tập của học sinh' và cách thực hiện điều này một cách toàn diện trong lớp học, từ khái niệm đến công cụ thực tế để có thể áp dụng trong thực tiễn. | B9 - G33 |
Học hỏi từ những lỗi sai: Làm thế nào để thúc đẩy một tư duy phát triển trong lớp học của bạn. |
Emily Goodrum Lê Thị Diệp |
Thế nào là tư duy phát triển? Tại sao mắc lỗi lại quan trọng? Làm thế nào trẻ có thể học hỏi thông qua những lỗi mắc phải? Làm thế nào chúng ta có thể dạy thông qua những lỗi trẻ mắc phải? |
B11 - G09 |
14.15-14.30 Nghỉ giữa giờ
14.30-15.45 - Phần 4
Chủ Đề | Diễn giả và Dịch Giả | Nội Dung | Địa Điểm |
---|---|---|---|
Dạy đọc theo nhóm |
Cáp Thị Phượng Trần Thị Thu Dũng |
Học sinh biết chọn mức độ đọc phù hợp. Học sinh có thể sử dụng các chiến lược khác nhau để cải thiện kỹ năng đọc của mình. Học sinh có thể liên hệ với cuộc sống và với những cuốn sách khác sau khi đọc một cuốn sách. Học sinh có thể kể lại và tóm tắt câu chuyện bằng lời của mình. |
B9 - G41 |
Các trò chơi trong lớp học |
Daniel Brewster Vũ Thị Huệ |
Các giáo viên tham gia sẽ được học và chơi những trò chơi khác nhau để sau đó có thể đem về áp dụng cho lớp học của mình | B9 - G18 |
Các trò chơi rèn luyện tính nhanh, tính nhẩm cho học sinh Tiểu học |
Anna Kmiec Lê Thúy An |
Làm thế nào chúng ta có thể dạy học sinh thành thạo các (phép toán) cộng, trừ, nhân, chia? Mục tiêu của hội thảo này là để chia sẻ và tìm hiểu về cách phát triển cách tính nhanh. Đầu tiên, chúng ta sẽ nói về ý nghĩa của việc thành thạo làm các phép toán bằng tính nhanh và tại sao nó lại quan trọng. Chúng tôi sẽ chia sẻ hai tài nguyên internet miễn phí có thể được sử dụng để giảng dạy các khái niệm về tính nhanh cũng như luyện tập kỹ năng cho học sinh trong lớp học. Sau đó, chúng tôi sẽ chia sẻ 2-4 trò chơi (tùy thuộc vào thời gian) có thể được sử dụng để phát triển thành thạo bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Chúng tôi hy vọng sẽ thu nhận ý kiến của nhau về phần quan trọng này trong toán học. | B9 - 130 |
Kỹ năng học tập hiệu quả. |
Kay Strenio Elliot Cannel Tanay Naik Đinh Thị Lê |
Buổi thuyết trình này tập trung vào kỹ năng học tập hiệu quả đối với mọi môn học. Học sinh học tập và rèn luyện những kỹ năng này sẽ trở thành những người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. | B5 - 127 |
Triển khai và ứng dụng các hoạt động mindfulness trong việc nâng cao sức khoẻ tinh thần cho học sinh trong trường học |
Tô Thị Hoàn Nguyễn |
Trong bài thuyết trình này, chúng tôi sẽ chia sẻ về những nội dung sau:
|
B8b - 116 |
Bàn luận toán học ở Tiểu học |
Nguyễn Thị Thu Hương |
Bàn luận về toán học là gì? Tại sao lại bàn luận về toán học? Hiểu rõ những nguyên tắc cơ bản về hoạt động Bàn luận về toán học. Tiến hành hoạt động này như thế nào. |
B9 - G19 |
Dạy học dự án và việc phát triển các kĩ năng toàn cầu cho học sinh Tiểu học. |
Phạm Thu Ngọc
|
Nội dung chia sẻ: 1. Cách tiếp cận: Học sinh làm chủ quá trình học tập. 2. Áp dụng mô hình IDEAS trong dạy học dự án để phát triển kĩ năng toàn cầu và khuyến khích việc làm chủ quá trình học tập của học sinh. 3. Phát triển kĩ năng toàn cầu trong thực tế các môn học. |
B8b - 118 |
Đa dạng trí tuệ |
Morgan Dobroski, Sarah Thawley, Micheline Foss, Phan Phương |
Các diễn giả sẽ chia sẻ câu chuyện riêng của họ về tự kỉ, ADHD, chứng khó đọc để cộng đồng hiểu sâu hơn về đa dạng thần kinh và chỉ ra cách tất cả các thành viên của cộng đồng được coi trọng vì sự khác biệt và độc đáo của họ. Mục đích của phần thuyết trình này là để tất cả thành viên cộng đồng tìm hiểu về đa dạng trí tuệ và cách chấp nhận những con người có sự khác biệt, trong trường hợp này là khác biệt về hệ thần kinh. | B5 - G30 |
Hỗ trợ tất cả học sinh đọc |
Jill Landretti Nguyễn Thị Hiền |
Hội thảo này sẽ bắt đầu bằng phần giới thiệu tổng quan về các khía cạnh của đọc, sau đó tập trung vào các cách giáo viên có thể hỗ trợ học sinh học cách đọc. Người tham gia sẽ tìm hiểu thêm về các thuật ngữ như nhận thức ngữ âm và nguyên tắc chữ cái. Khi ra về, họ sẽ có thêm nhiều nguồn tư liệu và ý tưởng để trở thành giáo viên dạy đọc hiệu quả hơn. | B11 - G14 |
Chương trình hội thảo trực tuyến
8.30-9.00 Khai mạc hội thảo
9.15-10.30 Phần 1
Chủ Đề | Diễn giả và Dịch Giả | Nội Dung | Đường Dẫn tham dự |
---|---|---|---|
ADHD - Chứng tăng động giảm chú ý - ở trường học và ở nhà |
Ton der Velden Đặng |
Những người tham gia sẽ hiểu rõ hơn về nghiên cứu mới nhất về ADHD, ADHD có biểu hiện như thế nào trong nhà trường (Tiểu học, Trung học cơ sở và trung học phổ thông) và ở nhà, đồng thời có cơ hội phát triển các chiến lược để hỗ trợ tốt hơn cho học sinh mắc chứng tăng động giảm chú ý. | |
Dịch vụ hỗ trợ trung học và sau tốt nghiệp |
Melanie Casul Morgan Dobroski Phan |
Dịch vụ hỗ trợ trung học và sau tốt nghiệp dành cho học sinh. Làm thế nào để hỗ trợ các nghiên cứu về nhu cầu khác nhau ở trong môi trường trung học và sau tốt nghiệp. Melanie từ trường đại học RMIT chia sẻ hỗ trợ ở mức độ đại học và Morgan từ UNIS Hanoi sẽ chia sẻ các dịch vụ hỗ trợ mà giáo viên có thể sử dụng trong các trường trung học dành cho học sinh cần hỗ trợ học tập. | |
Kinh nghiệm quốc tế về phát triển GDMN cho các khu vực khó khăn tại Việt Nam - ứng dụng giải pháp Edtech từ Singapore |
John Andrew Cunningham II Phan Ngọc Bảo Trâm |
Mục đích của phần chia sẻ này là giới thiệu các giải pháp Edtech mới trong học tiếng Anh, đào tạo giáo viên ECE, kỹ năng sống, kỹ năng mềm, giáo dục S.T.E.A.M và bảng trắng tương tác từ Singapore để nâng cấp chất lượng giáo dục mầm non ở các khu vực có khó khăn ở Việt Nam. | |
Để những buổi họp trở nên vui và có ý nghĩa |
Megan Brazil Trần Lê Phương Linh |
Bạn có phải là người điều hành cuộc họp để những người tham gia có thấy chúng có ý nghĩa, hiệu quả và vui vẻ không? Phần này sẽ tập trung vào ba chức năng thiết yếu của các cuộc họp hiệu quả - cách trình bày đúng nội dung, cách sử dụng các quy trình tốt nhất để thu hút người tham gia và cách tập trung vào sự phát triển của nhóm. |
10.30-10.45 Nghỉ giữa giờ
10.45-12.00 Phần 2
Chủ Đề | Diễn giả và Dịch Giả | Nội Dung | Đường Dẫn tham dự |
---|---|---|---|
Lớp học gần thiên nhiên | Trần Thị Bích Ngọc |
Mỗi ngày đến lớp là một ngày trẻ được ở gần với thiên nhiên và là một ngày học hạnh phúc. | |
Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của học sinh trong Chuong trình tú tài quốc tế | Nguyễn Ngọc Trâm |
Học sinh tự quyết là thành tố quan trọng trong giáo dục Tú tài quốc tế (IB) |
|
Nhật kí trực quan |
Vicki Nguyễn |
Nhật kí trực quan làm một cách sáng tạo để thể hiện và ghi lại trải nghiêm, cảm xúc thông qua hình ảnh và văn bản. Vicki sẽ chia sẻ quá trình thực hiện với học sinh để sáng tạo những quyển sách và tạp chí theo nghệ thuật gấp giấy origami. Để tham gia hội thảo, vui lòng chuẩn bị giấy, thước kẻ, bút màu, bút chì và kéo |
|
Đào tạo các nhân tố của sự thay đổi |
Joshua Trần |
Vào năm 2015, UNESCO đã kêu gọi tất cả chúng ta cùng hành động bằng tuyên bố rằng “Giáo dục có thể và phải đóng góp vào tầm nhìn mới về phát triển bền vững toàn cầu.”. Điều đó có thể có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Đối với giáo viên và lãnh đạo các trường học ở Việt Nam? Đã đến lúc chúng ta cần đảm bảo rằng các trường học của chúng ta đang tập trung đổi mới cách thúc đẩy và thực hành tính bền vững. Trường của bạn có thể làm gì để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia bền vững hơn? |